Đôi khi một căn phòng mới toanh thơm tho lại khiến bạn khó ngủ hơn là cái “chuồng lợn” quen thuộc của mình…

Trong một chuyến đi du lịch, sau cả ngày dài ngồi xe, bạn chỉ muốn ngủ một giấc ngon trên chiếc giường khách sạn để có sức khỏe tận hưởng cuộc vui…

Vậy nhưng đôi khi nói thì dễ hơn làm, rất có khả năng bạn sẽ trằn trọc cả đêm mà không cách nào ngủ được. Vậy thứ gì khiến bạn khó ngủ như vậy?

Công bố trên tạp chí Current Biology, một nhóm các nhà khoa học tại Đại học Brown đã tìm ra câu trả lời. Đó chính là khả năng cảnh giác liên tục, giống như các loài động vật.

Dù ở các loài động vật hay con người thì giấc ngủ thật sự quan trọng. Xét về mặt sinh tồn trong môi trường hoang dã, giấc ngủ khá bất tiện với những con vật bởi chúng có thể gặp nguy hiểm bất kỳ lúc nào chứ đừng nói đến ngủ một giấc vài tiếng đồng hồ.

Tuy nhiên thay vì tiến hóa thành dạng sống không cần ngủ, một số loài đã phát triển khả năng ngủ-một-mắt theo đúng nghĩa đen. Cá heo, hà mã, gà, cá voi… chính là những loài có khả năng ngủ với sóng não chậm - nghĩa là ngủ chỉ với một nửa bán cầu não hoạt động.

Ví dụ như trong một đàn vịt, có những con ngoài rìa thường mở một mắt hướng ra ngoài khi đang ngủ. Con mắt này nối với bán cầu não đang thức của chúng. Bằng cách đó, ngay cả khi ngủ, chỉ một dấu hiệu của kẻ thù cũng khiến bộ não ngay lập tức được cảnh báo và hoạt động.

Nhìn hung dữ vậy thôi chứ thật ra là đang ngủ, không phải “nhìn đểu” đâu!
Nhìn hung dữ vậy thôi chứ thật ra là đang ngủ, không phải “nhìn đểu” đâu!

Như các bạn đã thấy, khả năng này thật sự là một tài sản đáng giá trong môi trường hoang dã nguy hiểm rình rập. Tuy nhiên, đôi khi “bạn não” yêu dấu cũng xem phòng khách sạn hoặc căn phòng mới cũng là môi trường lạ, dấu hiệu của nguy hiểm.

Con người cũng có khả năng này, tuy nhiên chỉ ở mức độ nhẹ, chứ không phải là mắt nhắm mắt mở hoàn toàn.

Các nhà khoa học đã thực hiện một thí nghiệm với 35 tình nguyện viên khỏe mạnh. Họ được đưa đến một căn phòng lạ trong hai đêm. Các tình nguyện viên được liên tục đo nhịp tim, nồng độ oxy trong máu, sự chuyển động của mắt và chân cũng như hoạt động của hai bán cầu não.

Trong giấc ngủ đêm đầu tiên, những tình nguyện viên đã cho thấy bán cầu não trái luôn tỉnh táo hơn, nhạy cảm hơn với những âm thanh lạ (được xem như dấu hiệu của sự nguy hiểm). Một tuần sau, họ được quay trở lại căn phòng đó, giấc ngủ của họ trở nên bình thường hơn khi hai bán cầu não hoạt động cân bằng.

Các nhà khoa học kết luận rằng, bộ não chúng ta có thể có một hệ thống thu nhỏ của những gì cá heo hay cá voi vẫn làm.

Tuy nhiên, họ cũng lưu ý rằng, não chúng ta cũng rất linh hoạt. Những người thường xuyên di chuyển hoặc đi công tác, họ thể dễ dàng vượt qua tình trạng này và có những giấc ngủ ngon bất chấp điều kiện xung quanh như là một bản năng thông thường.

Theo Mentalfloss/Helino

Axact

Axact

Vestibulum bibendum felis sit amet dolor auctor molestie. In dignissim eget nibh id dapibus. Fusce et suscipit orci. Aliquam sit amet urna lorem. Duis eu imperdiet nunc, non imperdiet libero.

Post A Comment:

0 comments: